TỪ HUYỀN THOẠI ĐẾN LỊCH SỬ: CÁC CHÍNH THỂ HÌNH TƯỞNG TẠI VIỆT NAM THẾ KỶ THỨ 14

E. S. Ungar
Research School of Pacific Studies, Australian National University
Trường Nghiên Cứu Về Vùng Thái Bình Dương, Đại Học Quốc Gia Úc Đại Lợi

Ngô Bắc dịch


Các điểm theo đó một nhóm xã hội chấm định các mốc khởi đầu trong thời gian của nó và các phương thức mà nhóm đó xác định không gian cổ xưa của nó, cho dù là tinh thần, văn hóa hay lãnh thổ, mang lại sự hiểu biết sâu sắc về các nhận thức của chúng đối với thẩm quyền chính trị.  Khi các sự chuyển dịch xẩy ra trong chùm sao văn hóa, chúng có thể phát ra tín hiệu về các sự thay đổi trong các nhận thức và bản chất của thẩm quyền của nhóm.  Các sự biến cải như thế trong bàu trời văn hóa đã xẩy ra với tần số đặc biệt tại Việt Nam trong các thế kỷ thứ mười ba và mười bốn.  Sử ký và truyện dân gian về thời đại đó phát hiện nhiều nỗ lực để xác định chính xác các nguồn gốc của Việt Nam.  Trong suốt thế kỷ thứ mười bốn, các chuyện kể và sử ký Việt Nam ngày càng mô tả các nguồn gốc này như một “chính thể” (polity), một thể chế ngày càng tăng trưởng với tính cổ xưa hơn nữa và với một khu vực rộng lớn hơn, khi các thế kỷ tiếp diễn.  Các văn bản ghi chép các câu chuyện về nguồn gốc khác nhau này, các phiên bản tiếp theo đã xuất hiện, và chúng có ý nghĩa ra sao là chủ đề của bài nghiên cứu này.


>>>>>>>>>>>>> ĐỌC THÊM

Comments